Giảng viên Ngành Công nghệ Sinh học đam mê hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học

16/12/2022 00:00

299

Tiến sĩ Cao Thị Huệ là giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học thuộc Khoa Hóa và Môi trường Trường Đại học Thủy lợi. Cô đã có kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn học sinh các trường Trung học Phổ thông, Trung học cơ sở thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên tham gia hội nghị Khoa học và các cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia .

Giảng viên Ngành Công nghệ Sinh học đam mê hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học ảnh 1

Tiến sĩ Cao Thị Huệ là giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học thuộc Khoa Hóa và Môi trường Trường Đại học Thủy lợi.

TS Cao Thị Huệ cho biết, Ngành Công nghệ Sinh học là một ngành thực nghiệm. Việc tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp sinh viên học tập và có nhiều kỹ năng làm việc tại phòng thí nghiệm; rèn cho các bạn sinh viên phong cách làm việc độc lập, làm việc nhóm; kỹ năng tìm và đọc tài liệu; kỹ năng báo cáo và thuyết trình,... Ngoài kiến thức được học ở giảng đường và kiến thức tự học, các bạn sinh viên sẽ có nền tảng cơ bản sau khi ra trường. Đồng thời, rất nhiều đề tài nghiên cứu của các thầy cô trong bộ môn hướng tới việc tạo ra sản phẩm sẽ giúp các bạn sinh viên yêu ngành, yêu nghề hơn. Một số sản phẩm ngành công nghệ sinh học có thể định hướng tới như: các chế phẩm vi sinh, các chế phẩm thực phẩm (tỏi đen lên men tự nhiên, sữa chua, phô mai, tảo xoắn spirulina,...), các loại mỹ phẩm nguồn gốc tự nhiên (nước tắm thảo dược, dầu tắm chống cảm, dầu tắm cho da nhạy cảm,...).

Giảng viên Ngành Công nghệ Sinh học đam mê hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học ảnh 2

Cô đã có kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn học sinh các trường Trung học Phổ thông, Trung học cơ sở thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên tham gia hội nghị Khoa học và các cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia .

Giảng viên Ngành Công nghệ Sinh học đam mê hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học ảnh 3

Nhóm nghiên cứu gồm bạn Vũ Hồng Ánh và Đặng Trà My, thuộc Trường THCS Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tham gia NCKH Cấp tỉnh và đạt giải Khuyến khích với đề tài “Sử dụng cây lức dây định hướng bào chế sản xuất nước tắm thảo dược cho bé” năm 2022.

Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc tham gia nghiên cứu khoa học sẽ góp phần khơi dậy niềm nghiên cứu khoa học trong sinh viên tiềm năng khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, giúp các em có cơ hội cọ xát, giao lưu, học hỏi và có cơ hội tìm hiểu về ngành nghề lựa chọn trong tương lai.

Năm học 2022, nhóm nghiên cứu gồm bạn Vũ Hồng Ánh và Đặng Trà My, thuộc Trường THCS Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tham gia NCKH Cấp tỉnh và đạt giải Khuyến khích với đề tài “Sử dụng cây lức dây định hướng bào chế sản xuất nước tắm thảo dược cho bé”. Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học trong suốt thời gian hè năm 2022. Đây là một hướng đi rất tiềm năng, nhằm khai thác các thảo dược từ tự nhiên tạo ra các loại dược mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, thay thế hoàn toàn các dạng hóa mỹ phẩm đã dùng trước đây.

Giảng viên Ngành Công nghệ Sinh học đam mê hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu khoa học ảnh 4

TS Cao Thị Huệ cho biết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục giúp đỡ, đồng hành cùng các bạn học sinh thuộc các Trường THPT Văn Giang, THPT Dương Quảng Hàm thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong các dự án Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh.

Các thầy cô công tác tại Trường Đại học Thủy lợi và các phòng thí nghiệm luôn luôn sẵn sàng đồng hành và hướng dẫn các bạn học sinh. Việc hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp nâng cao hơn nữa khả năng kết nối giữa Trường Đại học Thủy lợi và các Trường Trung học tại các địa bàn lân cận, góp phần quảng bá tuyển sinh các ngành đào tạo của Nhà trường.

Theo Báo Tiền phong